Sơn Gỗ Đẳng Cấp Cùng Sơn Inchem

Sơn gỗ ra đời nhằm bảo vệ đồ gỗ nội thất trước tác động của môi trường, cũng như làm sản phẩm bắt mắt hơn. Và khi nhắc tới các loại sơn gỗ, bạn sẽ không thể bỏ qua loại sơn cao cấp nhất hiện nay đó chính là sơn Inchem. Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây nhé.

Hình ảnh tủ bếp được sơn sơn Inchem

1. Sơn gỗ Inchem là sơn gì

Sơn Inchem là loại sơn chuyên dùng cho gỗ công nghiệp và gỗ tự nhiên. Chúng thuộc dòng sơn gỗ của một hãng nổi tiếng tại Mỹ có tên Sherwin Williams. Là hãng hơn 150 năm kinh nghiệm đã thi công các công trình lớn như sơn Nhà Trắng, sơn Nữ Thần Tự Do…

Ở Việt Nam chúng ta thì dòng sơn này được các cơ sở đồ gỗ cao cấp ưu tiên hàng đầu. Sơn Inchem được sử dụng cho các sản phẩm sofa gỗ phòng khách, tủ bếp, giường ngủ, tủ áo… Bởi vì nó mang tới nhiều ưu điểm về màu sắc, độ bền và độ cứng bề mặt cho sản phẩm.

2. Ưu điểm của sơn Inchem Mỹ

  • Giúp bảo vệ bề mặt không bị trầy xước.
  • Sản phẩm sơn Inchem có độ lì cao, rất bền màu.
  • Sơn không bị ngả hoặc đổi màu trong quá trình sử dụng.
  • Bảo vệ đồ gỗ không hơi ẩm hay nước xâm hại.
  • An toàn không gây độc hại cho người sử dụng.
  • Bề mặt sản phẩm sau khi sơn có độ thẩm mỹ cao.
  • Thời gian thi công phù hợp.

3. Hướng dẫn cách pha sơn Inchem cho gỗ

Sơn Inchem là loại sơn cao cấp nên nó cũng đòi hỏi quy trình thực hiện rất khắt khe; nhằm mang tới màu sắc đẹp nhất cho sản phẩm. Các sản phẩm từ tủ bếp, sofa gỗ, bàn ăn, cửa phòng ngủ đẹp… cho tới tủ áo đều được trải qua truy trình 5 bước đáp ứng đúng tiêu chuẩn, kĩ thuật quốc tế. Dưới đây là hướng dẫn cách sử dụng sơn Inchem cho đồ gỗ:

Bước 1: Xử lý bề mặt gỗ

  • Dùng giấy nhám chà kỹ bề mặt gỗ.
  • Sau đó dùng bột trét để trám chét các khuyết tật gỗ, lỗ đinh.
  • Chà lại bằng giấy nhám lần 2

Bước 2: Lau bả bột màu

Tiến hành pha hỗn hợp bả theo tỉ lệ như sau: 1Kg bột bả màu với 0.3 – 0.4 Kg dung môi PU. Khi trộn nhớ khuấy kĩ hôn hợp cho đều với nhau. Sau đó dùng miếng vải sạch (loại không bị ra màu) nhúng vào bột bả và lau lên bề mặt gỗ. Tiếp đến dùng miếng vải sạch khác lau lại bột bả còn dư. Đợi khoảng 15 – 30 phút để khô bề mặt rồi tiến hành bước tiếp theo.

Bước 3: Sơn lót lên bề mặt gỗ

Thực hiện pha sơn theo tỷ lệ tiêu chuẩn (2:1:1) Sơn lót PU 2kg / Chất cứng PU 1kg / Dung môi PU 1kg. Nhớ khuấy thật đều tay sơn lót trước khi pha. Hỗn hợp sau khi trộn với nhau cũng cần được khuấy kỹ cho đều. Dùng máy phun sơn phun đều tay từ 2 đến 3 lượt lên bề mặt gỗ. Chờ khô từ 1 – 2 giờ và dùng giấy nhám chà nhẹ tay rồi tiếp tục sơn lót lần 2. Sau đó lại dùng giấy nhám chà tiếp.

Việc sử dụng máy phun sơn ở công đoạn này sẽ giúp lớp sơn mềm mịn hơn, sơn đồng đều hơn, sơn không bị chảy xệ và cũng tiết kiệm được chi phí nhân công cũng như lượng sơn so với phương pháp lăn sơn thủ công như trước đây.

Chú ý: Quy trình sơn lót thực hiện đúng 2 lần không được bỏ qua. Nếu sơn lót 1 lần sẽ không đầy gỗ, bề mặt  lên bóng sau này rất xấu.

Bước 4: Thực hiện Stain màu

Bước stain màu (hay còn gọi lên màu) khá quan trọng vì nó quyết định màu sắc, độ nổi vân gỗ của sản phẩm nội thất. Pha hỗn hợp sơn Inchem theo tỉ lệ màu pha 0.1 Kg với 10 Kg dung môi PU và phun đều tay 2 – 3 lần lên bề mặt gỗ tùy theo mẫu màu đã thiết kế.

Bước 5: Sơn bóng PU cho gỗ

Trộn thật đều hỗn hợp sơn Inchem theo tỉ lệ Sơn bóng PU 2kg, Chất cứng PU 1kg và Dung môi PU 1kg. Dùng súng phun sơn phun đều tay từ 2 đến 3 lần lên bề mặt sản phẩm. Sau khoảng 30 phút thì bề mặt bắt đầu ráo tới sau 24 tiếng thì có thể đóng gói sản phẩm.

Dùng súng phun sơn chuyên dụng ở bước sơn PU cuối cùng

Như vậy bài viết trên đã cho ta hiểu rõ hơn về sơn Inchem đồ gỗ cũng như quy trình sơn Inchem bằng máy phun sơn, súng phun sơn chuyên dụng. Nếu bạn cần thêm thông tin về sản phẩm, hãy để lại thông tin dưới phần bình luận nhé, tôi sẵn sàng hỗ trợ giải đáp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *